A.Để có thể dạy bé học toán lớp 3 phép chia hiệu quả, bố mẹ cần phải trang bị những kiến thức quan trọng sau đây cho con:

*Bảng cửu chương

Một trong những nền tảng để học phép tính chia chính là bảng cửu chương. Các em sẽ được học từ khi lên lớp 2. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem con đã học thuộc bảng cửu chương nhân, chia từ 1 – 10 hay chưa? Nếu bé còn quên thì bố mẹ cần hướng dẫn, củng cố lại kiến thức cho con kịp thời.

Học thuộc bảng cửu chương là yếu tố quan trọng khi học phép chia. (Ảnh: Sưu tầm internet)

*Nắm rõ thế nào là phép chia có dư và phép chia hết

Phép chia là một phép tính khó khi các bé mới bắt đầu học và làm quen với toán. Càng về sau kiến thức sẽ càng nâng cao hơn, nên đòi hỏi các con phải nắm vững nền tảng này để hỗ trợ việc học toán đạt kết quả tốt hơn, cũng như ứng dụng trong thực tiễn hiệu quả.

Trong phép chia, sẽ được chia thành 2 loại là phép chia hết và phép chia có dư, cụ thể:

Phép chia hết là phép chia có số dư là 0, số bị chia = thương x số chia.

Phép chia có dư chính là số dư luôn nhỏ hơn số chia và lớn hơn 0. Cụ thể số chia = thương x số chia + số dư.

Ví dụ:

Phép chia hết: 6: 3 = 2 dư 0

Phép chia có dư: 7 : 3 = 2 dư 1 

Vậy nên, bố mẹ cần giải thích, hướng dẫn rõ chi tiết cách giải các loại phép chia, nhất là phép chia có dư sẽ có phần khó hơn.

B.Một số lưu ý khi dạy toán chia lớp 3 cho trẻ

Nhiều bé khi học phép chia toán lớp 3 thường rất dễ bị nhầm lẫn, tính toán sai, nhất là ở phép chia có dư. Chính vì vậy, khi bố mẹ dạy bé học cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần học thuộc bảng cửu chương nhân, chia, cộng, trừ trước khi học phép tính.

Khi tính phép chia có dư thì số dư luôn nhỏ hơn số chia.

Nếu thực hiện phép tính chia với kết quả là 0, ta có thể bỏ 0 ở nháp nhưng khi trình bày trong khi làm bài tập cần phải viết số 0.

Trong lần chia đầu tiên, các em được phép lấy 2 chữ số để chia nhưng trong các lần chia tiếp theo cần phải thực hiện đúng quy tắc lấy từng chữ số để chia (trừ trường hợp số bị chia nhỏ hơn số chia)

Giai đoạn đầu, cần đặt phép tính chia theo cột dọc và thực hiện lần lượt thay vì tính nhẩm dễ bị sai.

Đặt các số hạng theo đúng cột của phép tính chia để tránh nhầm lẫn, cũng như tính từ trái sang phải.

Mỗi lượt thực hiện phép tính, cần yêu cầu con tính nhẩm 3 phép tính lần lượt là chia, nhân và trừ để đảm bảo kết quả đúng.

C.Phương pháp giải phép chia toán lớp 3

Đối với phép tính chia, các em có thể thực hiện giải theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Đặt phép tính theo cột dọc

Bước 2: Thực hiện phép tính từ trái sang phải, hàng đơn vị lớn nhất tới bé nhất.

Bước 3: Kiểm tra lại kết quả

D.Các dạng bài tập toán lớp 3 phép chia thường gặp

Trong chương phép chia ở toán lớp 3, các em thường sẽ được học và chinh phục những dạng bài tập sau:

Có nhiều dạng bài tập về phép tính chia lớp 3. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạng toán tìm thành phần chưa biết 

Dạng bài tập này hay được gọi với tên gọi thân quen là bài tập tìm x. Vậy Để giải bài tập toán lớp 3 tìm x trong phép chia, các bé sẽ phải ghi nhớ công thức sau đây:

Từ công thức số bị chia : số chia = thương

Nếu x là:

Số chia = Số bị chia : Thương

Số bị chia = Số chia x Thương

Ví dụ 1: tìm x biết

40 : x = 5

=> x = 40 : 5

=> x = 8

Ví dụ 2: Tìm x biết

x : 5 = 8

=> x = 5 x 8

=> x = 40

Dạng toán có lời văn

Cung tương tự như các bài tập toán có lời văn khác, các bé cần phải đọc kỹ đề bài, tìm những dữ kiện mà bài toán đưa ra, những dữ kiện chưa có cần tìm. Sau đó tóm tắt đề bài, giải toán và trình bày lời giải rõ ràng.

Ví dụ: Có 31 mét vải đỏ, mẹ mang đi may mỗi chiếc áo hết 3 mét vải. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu chiếc áo và thừa mấy mét vải?

Hướng dẫn giải:

31 mét vải đỏ có thể may được số chiếc áo là:

31 : 3 = 10 ( dư 1 )

Vậy với 31 mét vải đỏ có thể may được 10 chiếc áo và dư 1 mét vải 

Đáp số: 10 chiếc áo, thừa 1 mét vải

Tính

Ở dạng bài tập này, các em cũng sẽ thực hiện tính phép chia theo như quy tắc. Nên đặt theo cột dọc, tính từ trái sang phải để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ:

Nguồn:  Sưu tầm